Khi một người xếp hành lý và lên tàu rời bỏ quê hương, ấy là khởi đầu những mất mát !
Cho dù là mất mát, xa xứ lìa quê, người ta vẫn cứ ra đi, dòng người đổ về các đô thị lớn ngày mỗi đông, để mưu sinh, việc di dân là không thể tránh khỏi .
Tàu vừa dừng bánh, xe vừa vào bến là có thể chạm vào ngay nỗi đau, không còn là ngạc nhiên khi bến tàu, bến xe, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng thét xé tai : Cuớp cướp cướp !!!...Hay là bắt gặp những gương mặt thẫn thờ , miệng lảm nhảm : mất hết rồi ,mất hết rồi, những bước chân đi vô định...
Đau thế cũng chưa đủ ,sẽ có những gương mặt giả nhân giả nghĩa chìa bàn tay thân thiện ra: Thôi đừng buồn để chú kiếm việc làm giúp cho ...Sau đó là lao động khổ sai ,không có ngày về, là những hang ổ đĩ điếm trá hình dưới cái mác đèn xanh đèn đỏ lấp lánh ...
Mỹ Linh là một trong những hoàn cảnh như vậy, em tới thành phố dự thi đại họ, bị móc mất sạch tiền nong , trong hoảng loạn khôn cùng, một số cò việc làm bu lại dụ dỗ em. Em còn đủ tĩnh trí để nhớ một người trong nhóm áo xanh tình nguyện đã về quê hương miền cao nguyên của em trong một dịp đi phát quà của đội quân áo xanh nhà thờ Chí hòa , Chị đã cho em địa chỉ, đi tìm cái địa chỉ mà em nhớ hú họa trong lúc nguy nan , em tìm được người em cần tìm ,và thế là em thoát hiểm trong gang tấc !
Những người di dân may mắn hơn một chút, tìm được việc làm, một chỗ trọ con con, ấy vậy mà họa tai cũng vẫn đổ xuống đầu cách rất bất ngờ, rất thảm khốc .
Trong một xóm trọ nghèo ở một khu gọi là cầu Dừa, Hồ văn Sỹ một thanh niên từ Kiên giang, Sỹ ngơ ngác, loay hoay với cái tay đau ,ly nước cầm cũng không vững .
Ra nông nỗi ấy, vì bởi một ngày kia, giữa trưa sau khi vắt sức lao động ở một xưởng xản xuất Chao - một món ăn chay quen thuộc của người nghèo, Sỹ lê về phòng trọ và lăn quay ra ngủ vì quá mệt. Cũng chưa kịp cơm nước, vì người mẹ nghèo đi làm mướn gần đó chưa về, bỗng đâu, cửa bị đạp tung, Sỹ chỉ kịp thấy ba kẻ to con, tay lăm lăm mã tấu , một trong bọn họ hỏi Sỹ một câu : Mày quen con N phải không ,thế là họ lao vào chém Sỹ xối xả.
Bản năng tự vệ khiến cậu thanh niên ôm ...cái mền đang đắp chạy lòng vòng, họ chém đứt bay cái mền và xả lên người Sỹ rất nhiều vết chém rất sâu ! Sỹ gục xuống ,ngất đi ...
Khi Sỹ tỉnh lại là nhiều ngày sau , và nằm trong bệnh viện, cơn điên của kẻ ghen cuồng và đồng bọn đã chém lầm chàng thanh niên tội nghiệp, đã lấy đi hình dáng bàn tay khỏe khắn của em , Sỹ giờ đây một tay co rút bị khòng khèo, tay bên kia cũng còn nhiều vết tích ...
Khả năng lao động của em giảm hẳn, em trở thành gánh nặng cho người mẹ quá nghèo và ốm đau luôn. Món nợ nằm viện trả hoài gần năm nay vẫn chưa hết .
Đau đớn hơn cả là không ai bảo vệ, đòi lại lẽ công bằng cho em, cũng có tới trình tấu cửa quan , người ta có " mời " ba kẻ máu lạnh tới nơi, sau đó mọi sự chìm xuồng, Sỹ chẳng còn cái gì để mà bấu víu .
Buồn tuyệt vọng, Sỹ bỗng thành người lừ đừ khạo khờ, chẳng thiết trò chuyện với ai , mẹ Sỹ bảo: Thế này thì đành ở giá thôi, 27 tuổi, mà chưa một lần, sau cái tai nạn kinh hoàng , dám trò chuyện cùng một đứa con gái nào , bà thở dài thườn thượt .
Một tối nọ trong cái bầu không khí u ám, mẹ thì thở than ,con thì tỷ tê nặn mủ từ cái tay đau, nghĩ mà thương, đau đớn , không tiền Sỹ tự rút cái đinh gim ở xương ngón tay bị lọi ra ngoài , có đớn có đau cũng chịu thôi , sẽ chẳng có ai dòm tới cái mạng di dân không chữ không tiền ở trong cái hóc tăm tối .
Ấy vậy mà có hai người lạ tới thăm hai mẹ con, họ chẳng nói tên ,họ hỏi han , và họ còn qua lại nhiều lần thăm mẹ con Sỹ , mua chục gạo thơm biếu hai mẹ con, họ không hứa nhưng bảo sẽ cố gắng xem có cách nào giúp Sỹ không, trước mặt là cái tay đau cong queo , liệu có thể phục hồi được !?
Mắt người mẹ nghèo của Sỹ rực lên niềm vui và hi vọng chứa chan.Trong cái thăm thẳm mù mịt của đêm đen, đã có le lói chút ánh sáng của niềm tin, rất le lói nhưng cũng còn hơn là không có .
Những người đến thăm nhà Sỹ, cũng lại là một áo xanh , cũng đến từ địa chỉ thân thương : Cộng đoàn lòng thương xót Chúa. Họ đến và rủ rê thêm cả bạn bè. Họ đi rồi, cơn đau đớn của Sỹ như dịu lại ....
Mẹ con của bé D thì như vừa trải qua cửa địa ngục trần gian : Ba tháng qua dọn nhà ba lần, tránh đi cái môi trường vẩn đục xấu xa với nỗi đau đứa trẻ bị dày vò bởi loài dã thú đã hãm hại em , với những tai tiếng thị phi từ cái tai nạn không ai muốn đó. Họ dạt tới thành phố này từ quê gốc Tiền giang .Cho đến hôm nay, người mẹ hễ ai nhắc đến là chị lại nước mắt lưng tròng : Không có những người dưng ấy chắc là tôi chết rồi , chẳng còn muốn sống nữa !
Được biết vụ án tìm công lý cho con chị không hề giản đơn.Những ngày qua mẹ con chị sống bằng sự cưu mang của những người có tấm lòng thiện hảo mà chị thường âu yếm gọi là "người dưng". Cha Lãng Tử , cánh chim xanh đầu đàn của cộng đồng lòng thương xót Chúa nhà thờ Chí Hòa cùng học trò mình đã là người đầu tiên đến với mẹ con chị khi vụ việc được đưa ra công luận . Và giờ đây các học trò của ông vẫn không rời địa chỉ đặc biệt này, họ đã dũng cảm nhận từ chị sự ủy quyền tiếp tục đi đòi công lý ! Đồng cảm với họ ,các nhà báo ,các luật sư cũng đã lên tiếng và vào cuộc .
Khi đi tìm tư liệu để viết bài viết này chúng tôi đã được gặp gỡ rất nhiều người, họ đã âm thầm giúp đỡ chúng tôi cách này cách khác . Và khi gặp gỡ các áo xanh tình nguyện đang lặng lẽ giúp bà con di dân , chúng tôi được nghe những tâm sự rất chí tình của họ .
Với họ , những người di dân chính là anh em thân thiết. Khi được làm con cái Chúa Ki Tô , ấy là khi coi những người quanh mình như ruột thịt . Và khi đã theo đuổi linh đạo và thực hành lòng Chúa xót thương là dứt khoát phải dấn thân vì đồng bào nghèo khổ .
Trong hơn ba trăm thành viên những cánh chim xanh , cũng có nhiều cánh chim không được liên tục sinh hoạt cùng cộng đoàn vì nhiều lý do, nhưng họ không vì vậy mà nản lòng , họ duy trì sinh hoạt bằng cách nghe giảng qua trang : longthuongxotchua.tinvui.info. Và thực hành lời dạy yêu thương của chim đầu đàn bằng những việc bé nhỏ nhưng cụ thể và thiết thực. Và một trong những việc làm khẩn thiết, không được phép chối từ, là sử dụng mọi nguồn kinh tế của bản thân của bạn bè, mọi "dụng cụ " mà Chúa ban cho để giúp đỡ, xoa dịu nỗi đau của những người di dân tới sống tạm trú tại địa phương nơi họ đang sinh sống .
"Di dân là một vấn đề lớn của toàn xã hội , chúng tôi rất mong đợi vào các chính sách hữu hiệu của người có trách nhiệm hầu mang tới cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn. Song chúng tôi không chờ đợi, phải chủ động giúp đỡ họ hòa nhập với cộng đồng , chống phân biệt đối xử ,và cục bộ địa phương chủ nghĩa. Làm người trong một nước, thì bình đẳng yêu thương nhau, không có khái niệm công dân hạng nhất công nhân hạng hai, Trước pháp luật trần gian ,cũng như đối diện với lòng Thương xót vô bờ của đấng toàn năng, tất cả mọi con người đều bình đẳng !"- Một cánh chim xanh đã khẳng khái khẳng định !
Khi đang trao đổi vấn đề di dân với một vài cánh chim xanh, chúng tôi lại đón nhận một tin vui , có một chim xanh lớn tuổi đã gom góp vốn còm mở hai quán bán hủ tiếu ở quận sáu , mà nhân viên lại cũng là những người di dân nghèo, đang thất nghiệp !
Bỗng như tỉnh ra , và nhận thấy một điều thật là mới mẻ, có một biệt dược xoa dịu mọi nỗi đau, kể cả nỗi đau âm ỉ ,dai dẳng khó bắt bệnh ,phức tạp ,trầm kha như nỗi đau di dân , ấy chính là nhận lấy lòng thương xót Chúa , và học cách xót thương nhau , và thấy rất mừng vì cái hiệu thuốc miễn phí và dồi dào ấy ở chẳng đâu xa : nhà thờ Chí hòa , nơi các dượcsỹ áo xanh tíu tít rộn ràng , và vị " bác sỹ trưởng " kê toa cũng rất chi hào sảng . Từ tiệm thuốc đặc biệt ấy ,một số duợc sỹ lưu động đang tỏa đi mọi ngõ ngách đời . Nhiều và rất nhiều nỗi đau đã và đang được xoa dịu . Trong số ấy có rất nhiều những nỗi đau của thân phận người di dân .
Bạn có muốn trở thành một dược sỹ áo xanh không , chạy cho nhanh tới nhà thờ Chí hòa ngày thứ năm , tìm gặp ông linh mục có biệt danh Lãng tử -tức cha Trần Đình Long mà đăng ký nhé !
Và khi đã đăng ký được , nhớ trả công cho sự "mách nước " của chúng tôi nha : hãy quan tâm ,chăm sóc dù chỉ là một người khổ nghèo , một người di dân ở hiện hữu bên bạn !
Chúng ta hãy nhanh chân lên thôi , không có chỗ tốt lành dành cho người chậm chạp và lười biếng !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét